Trong danh sách những thành phần làm đẹp gây nhiều tranh cãi, Sodium Lauryl Sulfate là cái tên được nhắc đến nhiều nhất, liệu chúng ta có đang ghét bỏ nó? Chắc chắn rồi, chúng ta được khuyên rằng nên tránh sử dụng chất này trong các sản phẩm chăm sóc tóc để bảo vệ màu tóc của mình.
Tuy nhiên, tác dụng mà Sodium Lauryl Sulfate mang lại cho làn da hiện vẫn chưa được rõ ràng. Vậy Sodium Lauryl Sulfate là gì? Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm có gây hại không? Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Xem nhanh ý chính
Sodium Lauryl Sulfate là gì?
Theo Jaliman, bác sĩ da liễu của Schweiger Dermatology Group, Sodium Lauryl Sulfate (hay còn gọi là SLS) là một chất hoạt động bề mặt có rất nhiều tác dụng và chủ yếu được dùng như một thành phần làm sạch trong skincare.

Chất này có gốc Sunfat và được chiết xuất từ dầu dừa, dầu cọ hoặc thậm chí dầu mỏ. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể tìm thấy nó trong hầu hết các bánh xà phòng, các sản phẩm làm sạch, sữa tắm, nước tẩy trang, kem đánh răng và dầu gội đầu.
Nhờ khả năng tạo bọt tốt, Sodium Lauryl Sulfate sẽ giúp những sản phẩm làm sạch hoạt động tốt hơn, tạo nhiều bọt hơn.
Tác dụng của Sodium Lauryl Sulfate đối với làn da
Sodium Lauryl Sulfate là một thành phần tương đối rẻ tiền, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm chủ yếu được dùng để loại bỏ gốc dầu trên bề mặt da.
- Khả năng tạo bọt: Những sản phẩm tạo bọt thường sẽ mang lại cảm giác sạch hơn nên nhiều người vẫn thích sử dụng chúng. Ngoài ra, nhờ khả năng tạo bọt này, dầu thừa trên da cũng được lấy đi hiệu quả hơn.
- Hiệu quả làm sạch: Việc lấy đi quá nhiều lượng dầu trên da sẽ khiến da có cảm giác sạch sẽ hơn. Những bọt nhỏ này sẽ len lỏi sâu vào từng lỗ chân lông, nhờ đó sẽ làm sạch da sâu hơn.
- Tẩy trang: Nếu là người thường xuyên phải makeup nhiều và sử dụng những sản phẩm gốc dầu hay chống nước thì chất này cũng sẽ giúp sản phẩm làm sạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn.
- Chất nhũ hóa: Theo Jaliman, Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm còn giúp liên kết hai thành phần lại với nhau, chẳng hạn như dầu và nước, nhằm ngăn chặn sự phân tách trong công thức sản phẩm.
- Chất bảo quản: Trong nhiều trường hợp, người ta có thể sử dụng thành phần này như một chất bảo để ngăn vi khuẩn và nấm mốc.
Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate
Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai gốc Sunfat thường xuyên xuất hiện trong các loại mỹ phẩm (có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ). Mọi người thường hay nhầm lẫn hai chất này với nhau bởi cách viết và cách thức hoạt động trên da cũng tương đối giống nhau.

Cả SLS và SLES đều có khả năng tạo bọt nhưng SLS liên kết với các protein trên bề mặt da nhiều hơn SLES. Điều này cho thấy Sodium Lauryl Sulfate có tỉ lệ gây kích ứng và dị ứng cao hơn. Chính vì vậy, Sodium Laureth Sulfate được lựa chọn là thành phần thay thế hoàn cho Sodium Lauryl Sulfate.
Tác dụng phụ của Sodium Lauryl Sulfate
Mặc dù Sodium Lauryl Sulfate không phải thành phần gây hại cho da, nhưng trên thực tế, nó vẫn dễ gây kích ứng da. Nếu không may để chất này dính vào mắt hoặc làm sạch da không kỹ, nó sẽ lưu lại trên da, khiến da khó chịu.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hàm lượng Sodium Lauryl Sulfate có trong từng sản phẩm. Nồng độ càng cao thì khả năng kích ứng càng cao.
Những người có làn da nhạy cảm, bị chàm hoặc dị ứng với thành phần này cần tránh sử dụng chất này ra khỏi chu trình skincare, hãy nên chọn lựa SLES lành tính và dịu nhẹ hơn để bảo vệ da tốt nhất.
Sử dụng Sodium Lauryl Sulfate như thế nào?
Câu hỏi đặt ra là vậy sử dụng Sodium Lauryl Sulfate như thế nào để tránh bị kích ứng da? Nguyên tắc đầu tiên, không bao giờ được để da trần tiếp xúc với chất này. Điều này sẽ làm tăng khả năng kích ứng trên da.
Cách tốt nhất là bạn nên pha loãng những sản phẩm làm sạch có chứa chất này với nước, sau đó thoa lên bề mặt da, massage vài giây rồi rửa lại ngay. Nếu để sản phẩm lưu lại quá lâu trên da sẽ khiến da dễ bị khô và mất nước, càng làm tăng nguy cơ kích ứng.
Đôi khi những chất tẩy rửa chúng ta sử dụng cho da mặt mạnh hơn mức cần thiết, lượng dầu bị lấy đi quá nhiều, ngược lại khiến da càng khô hơn.
Sau khi làm sạch da bằng chất này, bạn nên sử dụng ngay các sản phẩm cấp nước, dưỡng ẩm da để phục hồi da nhé. Điều quan trọng là nếu chúng ta sử dụng đúng cách thì Sodium Lauryl Sulfate sẽ phát huy được tác dụng của mình.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại đây:
- [KIẾN THỨC] Các bước skincare sáng và tối đơn giản, hiệu quả dành cho người mới bắt đầu
- [KIẾN THỨC] Mỹ phẩm thuần chay là gì? 4 thương hiệu mỹ phẩm thuần chay đình đám
- Mỹ phẩm Innisfree có gì nổi bật? Review 5 sản phẩm Innisfree được yêu thích nhất
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về thành phần Sodium Lauryl Sulfate. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên ghé Góc Skincare để đọc thêm nhiều bài viết hay hơn nhé.